Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_tấn_công_Uman–Botoşani

Quân đội Liên Xô

Binh lực

Phương diện quân Ukraina 2 do Nguyên soái I. S. Koniev làm tư lệnh, đang chiếm giữ tuyến Tynovka - Rizino - Erky - Tovmach - Lipyanka - Kanizh - Shestakovka - Kalinovka - Novgodrodka có chính diện khoản hơn 250 km. Biên chế gồm 11 tập đoàn quân, trong đó có 3 tập đoàn quân xe tăng và 1 tập đoàn quân không quân. Một số sư đoàn, lữ đoàn bộ binh cận vệ đã được cơ giới hóa:

  • Tập đoàn quân cận vệ 4 của trung tướng I. V. Galanin, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 20 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 41, 62; các lữ đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 5, 6, 7.
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 21 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 69, 78, 80.
    • Quân đoàn bộ binh 75 gồm các sư đoàn bộ binh 6, 84, 233.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh tập đoàn quân gồm Sư đoàn pháo binh 16; Trung đoàn pháo binh 1328; Lữ đoàn pháo chống tăng 34; các trung đoàn pháo chống tăng 438, 452; các trung đoàn súng cối 461, 466, 493, Sư đoàn phòng không 27; Lữ đoàn công binh 48; các tiểu đoàn súng phun lửa 27, 176
  • Tập đoàn quân cận vệ 5 của trung tướng A. S. Zhadov, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 32 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 13, 95, 97.
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 33 gồm Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 9, Sư đoàn bộ binh cận vệ 14 và sư đoàn bộ binh 214.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh tập đoàn quân gồm Lữ đoàn bộ binh nhẹ 123; Lữ đoàn pháo chống tăng cận vệ 6; Trung đoàn pháo binh 265; các trung đoàn pháo chống tăng 301, 1037; Sư đoàn phòng không 27; các trung đoàn công binh 256, 431 và 1 tiểu đoàn súng phun lửa.
  • Tập đoàn quân cận vệ 7 của trung tướng M. S. Shumilov, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 24 gồm Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 8, các sư đoàn bộ binh cận vệ 72, 81.
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 25 gồm Sư đoàn bộ binh cận vệ 36 và sư đoàn bộ binh 53.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh tập đoàn quân gồm Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 3, Lữ đoàn xe tăng cận vệ 27, Trung đoàn cơ giới 8, các trung đoàn pháo tự hành 34, 38; Sư đoàn pháo binh 11; Trung đoàn pháo binh cận vệ 161; Lữ đoàn pháo chống tăng 30; các trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 114, 115; các trung đoàn súng cối 263, 290, 615; Sư đoàn phòng không 5; Trung đoàn phòng không cận vệ 162 và các lữ đoàn công binh 175, 329.
  • Tập đoàn quân 27 của trung tướng S. G. Trofimenko, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 35 gồm Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 3, Sư đoàn bộ binh cận vệ 94, các sư đoàn bộ binh 202, 206.
    • Quân đoàn bộ binh 34 gồm các sư đoàn bộ binh 78, 180, 337.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh tập đoàn quân gồm các trung đoàn pháo tự hành 713, 1892; Sư đoàn pháo binh 13, Lữ đoàn pháo binh 27, trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 315; các tiểu đoàn pháo chống tăng 444, 881, 1669; các trung đoàn súng cối 480, 492; các trung đoàn phòng không 225, 249; các lữ đoàn công binh 25, 38.
  • Tập đoàn quân 40 của trung tướng F. F. Zhmachenko, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 50 gồm Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 4, các sư đoàn bộ binh 133, 163.
    • Quân đoàn bộ binh 51 gồm Sư đoàn bộ binh cận vệ 42, các sư đoàn bộ binh 72, 232.
    • Quân đoàn bộ binh 104 gồm các sư đoàn bộ binh 38, 240.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh tập đoàn quân gồm Lữ đoàn bộ binh nhẹ 159; Trung đoàn pháo tự hành 1898; Trung đoàn pháo binh 1950; Lữ đoàn pháo chống tăng 94; trung đoàn pháo chống tăng 680; Trung đoàn súng cối 10; Sư đoàn phòng không 9; Lữ đoàn công binh 4, tiểu đoàn công binh 14, 2 tiểu đoàn súng phun lửa.
  • Tập đoàn quân 52 của trung tướng K. A. Koroteev, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 73 gồm các sư đoàn bộ binh 31, 254, 294.
    • Quân đoàn bộ binh 78 gồm các sư đoàn bộ binh 252, 303, 373.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh tập đoàn quân gồm Sư đoàn bộ binh cận vệ 27 (khung sư đoàn); Sư đoàn bộ binh nhẹ 116, Trung đoàn pháo tự hành 25; các lữ đoàn hỏa tiễn 97, 98; Trung đoàn pháo binh 568; Lữ đoàn pháo chống tăng 2; Trung đoàn pháo chống tăng 1322; Trung đoàn súng cối 490; Sư đoàn phòng không 38; các tiểu đoàn công binh 133, 135, 336.
  • Tập đoàn quân 53 của trung tướng I. M. Managarov, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 26 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 25, 89, 94.
    • Quân đoàn bộ binh 48 gồm các sư đoàn bộ binh 111, 213, 299.
    • Quân đoàn bộ binh 49 gồm Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 1, các sư đoàn bộ binh 110, 375.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh tập đoàn quân gồm các sư đoàn bộ binh nhẹ 63, 122; Lữ đoàn xe tăng 116, Trung đoàn xe tăng 69, Trung đoàn pháo tự hành 38; Trung đoàn pháo binh 1327; Lữ đoàn pháo chống tăng 31; Trung đoàn pháo chống tăng 1316; Sư đoàn phòng không 30; các tiểu đoàn công binh 11, 13 và phi đội trinh sát liên lạc 56 (8 máy bay Po-2).
  • Tập đoàn quân xe tăng 2 của thiếu tướng xe tăng S. I. Bogdanov, trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 3 gồm các lữ đoàn xe tăng 50, 51, 103; Lữ đoàn cơ giới 57; các trung đoàn pháo tự hành 881, 1818, 1540; Tiểu đoàn cơ giới trinh sát 74, Trung đoàn pháo chống tăng cơ giới 728; Trung đoàn súng cối 234; Tiểu đoàn bộ binh mô tô 126; Trung đoàn phòng không 121.
    • Quân đoàn xe tăng 16 gồm các lữ đoàn xe tăng 104, 109, 164; Lữ đoàn cơ giới 15; các trung đoàn pháo tự hành 298 (cận vệ), 1441; Tiểu đoàn cơ giới trinh sát 51; Trung đoàn pháo chống tăng cơ giới 729; Trung đoàn súng cối 226; Tiểu đoàn bộ binh mô tô cận vệ 89; Trung đoàn phòng không 1721.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh tập đoàn quân gồm Lữ đoàn xe tăng 11; các trung đoàn pháo tự hành cận vệ 8, 13; các trung đoàn bộ binh mô tô 754, 1219; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 87 và Phi đội trinh sát liên lạc 357.
  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5' của Nguyên soái binh chủng tăng thiết giáp P. A. Rotmistrov, biên chế gồm có:
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 5 gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 10, 11, 12; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 27; các trung đoàn pháo tự hành 104 (cận vệ), 1447; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới cận vệ 2; Trung đoàn pháo chống tăng cơ giới 737; Trung đoàn súng cối 285; Tiểu đoàn bộ binh mô tô cận vệ 409.
    • Quân đoàn xe tăng 18 gồm các lữ đoàn xe tăng 110, 170, 181; Lữ đoàn cơ giới 32; Trung đoàn pháo tự hành 1438; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 78; Trung đoàn pháo chống tăng 1000; Trung đoàn pháo chống tăng cơ giới 736; Trung đoàn súng cối 292; Tiểu đoàn bộ binh mô tô cận vệ 106; Trung đoàn phòng không 1694.
    • Quân đoàn xe tăng 29 gồm các lữ đoàn xe tăng 25, 31, 32; Lữ đoàn cơ giới 53; Trung đoàn pháo tự hành 1446; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 75; Trung đoàn pháo chống tăng 108; Trung đoàn súng cối 271; Tiểu đoàn bộ binh mô tô cận vệ 11.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh tập đoàn quân gồm Trung đoàn pháo tự hành cận vệ 53, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới cận vệ 1; Trung đoàn pháo binh 678; Trung đoàn pháo chống tăng 689; Sư đoàn phòng không cận vệ 6; Tiểu đoàn công binh 377 và Phi đội trinh sát liên lạc 994.
  • Tập đoàn quân xe tăng 6 của thiếu tướng xe tăng A. G. Kravchenko, trong biên chế có:
    • Quân đoàn cơ giới 5 gồm các lữ đoàn cơ giới 2, 9, 45; Lữ đoàn xe tăng 233; các trung đoàn pháo tự hành 497, 795, 999; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 64; Trung đoàn súng cối 458; Tiểu đoàn bộ binh mô tô cận vệ 35; Trung đoàn phòng không 1700.
    • Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 gồm các lữ đoàn xe tăng cận vệ 20, 21, 22; Lữ đoàn cơ giới cận vệ 6; các trung đoàn pháo tự hành 1416, 1458, 1462; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 80; Trung đoàn pháo chống tăng 1667; Trung đoàn súng cối 454, Trung đoàn phòng không 1696.
    • Các đơn vị trực thuộc Tư lệnh Tập đoàn quân gồm Lữ đoàn pháo tự hành cận vệ 6, Trung đoàn bộ binh mô tô 156, Tiểu đoàn công binh 181 và Phi đội trinh sát liên lạc 387.
  • Tập đoàn quân không quân 5 của trung tướng không quân S. K. Goryunov. Biên chế gồm 1 sư đoàn tiêm kích, 2 sư đoàn cường kích, 1 sư đoàn ném bom ban ngày, 1 sư đoàn ném bom hỗn hợp, 1 trung đoàn ném bom ban đêm, 1 sư đoàn vận tải, 1 trung đoàn đổ bộ đường không, 1 trung đoàn trinh sát, cứu hộ, 1 trung đoàn công binh đường băng, 2 trung đoàn phòng không.
  • Các đơn vị trực thuộc Phương diện quân:
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 5 gồm các sư đoàn kỵ binh cận vệ 11, 12; Sư đoàn kỵ binh 63; các trung đoàn xe tăng 60, 119; Trung đoàn pháo tự hành 1896; Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 150; Trung đoàn pháo chống tăng cơ giới cận vệ 5; Trung đoàn súng cối cơ giới cận vệ 72; Trung đoàn súng cối cận vệ 72; Trung đoàn phòng không 585.
    • Quân đoàn cơ giới 7 gồm các lữ đoàn cơ giới 16, 63, 64; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 41; Trung đoàn pháo tự hành 1440; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 94; Trung đoàn pháo chống tăng 109; Trung đoàn pháo chống tăng cơ giới 392; Trung đoàn súng cối 614; Trung đoàn súng cối cơ giới cận vệ 40; Trung đoàn phòng không 1713.
    • Quân đoàn cơ giới 8 gồm các lữ đoàn cơ giới 66, 67, 68; Trung đoàn pháo tự hành 1882; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 97; Trung đoàn súng cối cơ giới cận vệ 205; Trung đoàn phòng không 1716.
    • Quân đoàn xe tăng 20 gồm các lữ đoàn xe tăng 8 (cận vệ), 80, 155; Lữ đoàn cơ giới cận vệ 7; Trung đoàn pháo tự hành 1895; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 96; Trung đoàn pháo chống tăng 1505; Trung đoàn pháo chống tăng cơ giới 735; Trung đoàn súng cối 291; Trung đoàn súng cối cơ giới cận vệ 406; Trung đoàn phòng không 1711.
    • Các lữ đoàn pháo tự hành 10, 25, 61.
    • Các lữ đoàn hỏa tiễn 11, 31.
    • Các lữ đoàn pháo binh cận vệ 8, 27, 33.
    • Các trung đoàn pháo binh cận vệ 16, 17, 57, 76, 80, 86, 96, 97, 308, 309, 324, 328.
    • Các sư đoàn phòng không 11, 26.
    • Các lữ đoàn công binh 5, 60 (kỹ thuật), 6, 14 (mở đường); Các lữ đoàn công binh cơ giới 1, 8, 27 (cầu phà); tiểu đoàn công binh cận vệ 18 (hầm hào); 8 tiểu đoàn công binh dã chiến; 4 tiểu đoàn thông tin.
    • Trung đoàn không quân vận tải 1001.

Tổng cộng các đơn vị đột kích chủ yếu: 7 tập đoàn quân bộ binh, 3 tập đoàn quân xe tăng, 1 tập đoàn quân không quân với 56 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn kỵ binh, 6 quân đoàn xe tăng và 4 quân đoàn cơ giới. Tổng quân số và phương tiện gồm 691.000 người, 670 xe tăng và pháo tự hành, 8.890 đại bác và súng cối, 551 máy bay.

Mục tiêu và kế hoạch

Sau Chiến dịch hợp vây Korsun-Shevchenkovsky, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô STAVKA dự tính sẽ đánh tan Tập đoàn quân 8 (Đức), bổ đôi trận tuyến của Cụm Tập đoàn quân Nam và cắt đường rút quân của Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) ở hướng Tây Nam, hỗ trợ Phương diện quân Ukraina 1 bao vây và tiêu diệt cụm quân này.[17] Ngày 18 tháng 2 năm 1944, Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô chỉ thị vắn tắt:

Phương diện quân Ukraina 2 chuẩn bị hoạt động tấn công với sự tham gia của một cụm xung kích gồm các tập đoàn quân bộ binh 27, 52, cận vệ 4; các tập đoàn quân xe tăng 2, 6 và cận vệ 5
Tuyến tấn công bắt đầu từ phía trước Vinograd, Zvenigododka, Shpola, Kirovograd theo hướng chung tới Uman, hợp vây vài cụm quân Đức tại Uman và đánh chiếm thành phố; tiếp tục phát triển và đánh chiếm Ladyzhin, Gaivoron, Novoukrainka.
Trong giai đoạn sau đó, tiếp tục tấn công vượt sông Dniepr, tiến ra tuyến Mogilev-Podolsky và Yagorlyk (???)
Thời điểm tấn công trong khoảng từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3
— STAVKA, [3]

Trong khi thực hiện nhiệm vụ trên, Đại bản doanh yêu cầu Phương diện quân Ukraina 2 phải sử dụng ít nhất một tập đoàn quân bộ binh cùng một tập đoàn quân xe tăng tấn công trên cánh phải và song hành với cánh trái của Phương diện quân Ukraina 1 nhằm khép vòng vây xung quanh Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) từ phía Nam. Cánh trái của Phương diện quân có nhiệm vụ che chắn sườn phải cho Phương diện quân Ukraina 3 tiến hành Chiến dịch Bereznegovatoye–Snigirevka ở cùng thời điểm. Đại bản doanh đặc biệt lưu ý các phương diện quân khi tấn công phải xiết chặt đội hình ở các bên sườn, không được để cho quân Đức lợi dụng các kẽ hở để phản đột kích. Vượt sông Dniestr là mục tiêu chiến lược của các tập đoàn quân, phải thực hiện bằng được và nhanh chóng, không cho quân Đức lợi dụng kịp lợi dụng tuyến sông để bố trí phòng ngự vững chắc.[18]

Ngày 25 tháng 2, Đại bản doanh phê chuẩn kế hoạch tấn công của Phương diện quân Ukraina 1 trên những điểm cơ bản như sau[1]:

  • Tập đoàn quân 27 khởi động cuộc tấn công trên chính diện 8 km tại khu vực Rizino hướng đến Khristinovka, phá vỡ tuyến phòng thủ của quân Đức tại Chemerishkoye và điểm cao 244,7; trong ngày N phải chiếm được tuyến sông Gornyi Tikich; đến cuối ngày N+1 phải hoàn thành cuộc vượt sông và tiến ra tuyến Kishintsy (???) - Monastyrek (Monastyrysche). Tập đoàn quân xe tăng 2 dùng pháo binh của mình hỗ trợ cho Tập đoàn quân 27 và trực tiếp tấn công qua cửa đột phá từ ngày N+1. Để bảo đảm đột phá thành công, Bộ tư lệnh Phương diện quân cho phép Tập đoàn quân 27 được sử dụng hỏa lực của 300 khẩu pháo và cối lấy từ Tập đoàn quân 40 để chi viện.
  • Tập đoàn quân 52 phải phá vỡ phòng tuyến của quân Đức cũng với chiều rộng 8 km tại Ryzhanovka và Popovka; đột phá trên cánh phải tới Ryzhanovky (???) - Yanovky (???) - Molodetskaya - Uman. Kết thúc ngày N, chủ lực Tập đoàn quân phải chiếm được tuyến sông Gornyi Tikich. Đến ngày N+1 phải phát triển đến tuyến Mankovka - Rogy. Tập đoàn quân 52 còn có vai trò phụ công, tiến quân ở giữa hai các Tập đoàn quân 27 và cận vệ 4. Cánh trái hành động theo mục tiêu của Tập đoàn quân cận vệ 4, cánh phải khép chặt sườn với của Tập đoàn quân 27.
  • Tập đoàn quân cận vệ 4 được giao nhiệm vụ đột phá tạo một cửa mở rộng 9 km tại khu vực Popovka - Likhovets (Vil'khovets) và tấn công theo hướng chung tới Talnoe-Babanka. Kết thúc ngày N phải chiếm được tuyến Veselyi Kut - Sokolovochka, các đơn vị tiền đội phải chiếm được cửa sông Gornyi Tikich. Đến cuối ngày N+1 phải tiến đến tuyến Talyanki - Zelenki (Zelenkov). Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 sử dụng pháo binh của mình yểm trợ cho cuộc tấn công và trực tiếp bước vào chiến đấu tại cửa mở từ ngày N+1. Tập đoàn quân cận vệ 4 được sử dụng 200 khẩu pháo và súng cối của Tập đoàn quân 53 để tăng mật độ hỏa lực bắn chuẩn bị.
  • Tập đoàn quân 40 huy động 5 sư đoàn bộ binh vào thê đội 1, trong ngày N có nhiệm vụ phá vỡ phòng tuyến đối phương tại Shubennyi-Stav (???), Antonovka, Krasnyi Sarny (???), che chắn cho Tập đoàn quân 27 từ phía Tây.
  • Tập đoàn quân 53 huy động 5 sư đoàn bộ binh vào thê đội 1, tấn công bên cánh trái của Tập đoàn quân cận vệ 4, trong ngày N+1 phải phá vỡ tuyến phòng thủ của quân Đức dọc theo sông Bolsaya Vys tại Malyi Viska (Mala Viska) theo hướng chung đến Kolodistoye-KalninoBoloto (Kalnybolota), yểm hộ cánh trái của cụm xung kích.
Chiều sâu nhiệm vụ của các Tập đoàn quân trong ngày N phải thực hiện được từ 14 đến 16 km.
  • Tập đoàn quân xe tăng 2 trong ngày N+1 phải phát triển tấn công qua sông Gornyi Tikich, vượt qua Popovka, Monastyrysche, Chernaya Kamenka (???), đến cuối ngày phải đánh chiếm được Khristinovka và Voitovka (???). Khép chặt bên sườn với Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 tại khu vực Mashurova (???). Chiều sâu nhiệm vụ phải đạt được 25 km trong ngày N+2.
  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 trong ngày N+1 phải tiến quân vào cửa đột phá của Tập đoàn quân cận vệ 4, tổ chức vượt sông Tikich và tấn công trực diện vào Uman, đánh chiếm các mục tiêu Mashurov (???), Maidanetskoye, Talnoye, Revukha (???), Dobrovody, Babanovka (???). Chiều sâu đột phá trong ngày phải đạt được 30 km. Đến ngày N+2 phải chiếm được khu vực Uman, Kocherzhintsy, Gromy, Stepkovka; tiền đội phải phát triển đến Yuzefpol (???) và Goloskovo, tiếp cận sông Nam Bug.
  • Tập đoàn quân xe tăng 6 nằm ở thê đội 2, theo kế hoạch sẽ tăng cường sức đột phá bảo đảm phát triển chiến dịch thành công trên hướng Khristinovka. Bộ tư lệnh Phương diện quân sẽ tùy tình hình để điều động.
  • Tập đoàn quân cận vệ 5 tấn công theo hướng chung đến Novoukrainka, trong ngày N phải chiếm được mục tiêu này.
  • Tập đoàn quân cận vệ 7 sử dụng cánh phải phối hợp với Tập đoàn quân cận vệ 5 đánh chiếm Novoukrainka, cánh trái phối hợp với Tập đoàn quân 57 (Phương diện quân Ukraina 3) đánh chiếm Antonovka trên đường tiếp giáp giữa hai phương diện quân

Ngày hành động của các Tập đoàn quân cận vệ 5 và 7 chậm hơn cánh Bắc, có thể từ ngày 7 đến ngày 8 khi tình hình mặt trận phát triển thuận lợi hơn. Do được biên chế các sư đoàn bộ binh cơ giới, các lữ đoàn xe tăng và các trung đoàn pháo tự hành, chiều sâu nhiệm vụ của cả hai tập đoàn quân trong ngày N+2 (ngày tấn công đầu tiên của họ) phải đạt 18 km và phải giữ nguyên tốc độ tấn công đến khi chiếm được trung tâm phòng ngự Pervomaisk rất quan trọng của quân Đức. Do Tập đoàn quân 57 (Phương diện quân Ukraina 3) được giao nhiệm vụ tiến đến Bobrinets nên cánh trái của Tập đoàn quân cận vệ 7 phải mở rộng ra đến Novgorodka.[18]

Để bảo đảm đột phá thành công, nhanh chóng bẻ gãy sức kháng cự của quân Đức, mật độ pháo binh bắn chuẩn bị của Quân đội Liên Xô được tập trung rất cao. Trên 1 km chính diện tại khu vực Chemerishkoye - Olkhovets đã có 148 khẩu pháo và súng cối 82 mm. Tại chính diện tấn công của các tập đoàn quân cận vệ 4, 27 và 52 tập trung 3.132 pháo và súng cối cỡ lớn. Trên chính diện tấn công của các Tập đoàn quân cận vệ 5 và 7 cũng tập trung 1.230 khẩu pháo và súng cối. Các cánh quân xung kích đều được trang bị súng phun lửa, một loại vũ khí có khả năng giúp bộ binh đốt cháy các xe tăng Đức ở tầm gần. Tập đoàn quân 27 có 273 khẩu, Tập đoàn quân cận vệ 4 có 197 khẩu, Tập đoàn quân 52 có 168 khẩu. Pháo binh trực thuộc Phương diện quân cũng được điều động bổ sung cho các tập đoàn quân xe tăng mặc dù các tập đoàn quân này đều đã có pháo binh riêng. Tập đoàn quân xe tăng 2 nhận thêm 159 khẩu, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 nhận thêm 136 khẩu, Tập đoàn quân xe tăng 6 nhận thêm 106 khẩu. Ngoài ra, 219 khẩu súng phun lửa cũng được cấp cho các lữ đoàn cơ giới thuộc các tập đoàn quân xe tăng. Tổng cộng 71% pháo binh của Phương diện quân đều tập trung ở các tuyến đột phá, tạo một mật độ gần như bão hòa về hỏa lực. Thời gian bắn chuẩn bị không dưới 60 phút, trong đó, Katyusha khai hỏa chậm hơn pháo binh 20 phút để tăng hiệu quả phá hoại và sát thương.[19] Không kể trung đoàn không quân trinh sát, cứu hộ, toàn bộ 279 máy bay ném bom, 163 máy bay cường kích và 109 máy bay tiêm kích của Tập đoàn quân không quân 5 đều được huy động.[20]

Đến ngày 4 tháng 3, các tập đoàn quân bộ binh đã được cung cấp 1,7 đến 2 cơ số xăng dầu, các tập đoàn quân xe tăng cũng được đảm bảo từ 2,6 cơ số xăng và 4,4 cơ số đầu diezel. Số còn lại sẽ được chuyển đến trong quá trình tác chiến. Đạn dược đã tích lũy được 8 cơ số đạn pháo, 5 cơ số đạn pháo tăng và 3,5 cơ số đạn các loại khác. Khoảng 2.590 ô tô, 550 xe ngựa và 5.400 nhân lực vận chuyển đã được huy động để bảo đảm cung cấp đạn dược, xăng dầu, lương thực thực phẩm và vận chuyển thương binh cho các tập đoàn quân trong suốt quá trình chiến dịch.

Đây là một trong các chiến dịch tấn công được Quân đội Liên Xô chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong thời gian không quá 15 ngày. Thế nhưng Nguyên soái I. S. Konev vẫn có thể khai chiến trước 1 ngày, ngày 5 tháng 3 chứ không phải ngày 6 như kế hoạch. Vì theo ông: "Không thể để cho quân Đức có dư lấy một ngày nghỉ ngơi mà tổ chức phòng ngự".[21]

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

Một phần của Cụm Tập đoàn quân Nam do Thống chế Erich von Manstein làm tư lệnh, đến ngày 31 tháng 3, được Hitler thay thế bởi thống chế Walther Model.

Tập đoàn quân 8 của thượng tướng bộ binh Otto Wöhler có các quân đoàn cánh phải tham gia chiến dịch:

  • Quân đoàn đoàn xe tăng 40 của trung tướng xe tăng Otto von Knobelsdorff, biên chế có:
    • Sư đoàn xe tăng 3 của đại tá Rudolf Lang gồm các trung đoàn xe tăng 3, 6, 394; Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng 543; Lữ đoàn cơ giới 3; Trung đoàn pháo tự hành 75; Trung đoàn pháo binh 314; Trung đoàn súng cối 83, Tiểu đoàn bộ binh mô tô 39, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 5.
    • Sư đoàn xe tăng 14 của trung tướng Martin Unrein gồm các trung đoàn xe tăng 36, 103, 108; Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng 14; Trung đoàn pháo tự hành 4; Trung đoàn cơ giới 4; Trung đoàn pháo binh 274; Trung đoàn súng cối cơ giới 4; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 4; Tiểu bộ binh cơ giới 13.
    • Sư đoàn bộ binh 167 (tái lập từ khung và quân số của Cụm tác chiến Sư đoàn bộ binh 376) của trung tướng Otto Schwarz, gồm các trung đoàn bộ binh 672, 673; Trung đoàn pháo binh 376; các tiểu đoàn pháo tự hành, pháo chống tăng, cơ giới, súng cối, trinh sát.
  • Quân đoàn bộ binh 47 (cải tổ từ Quân đoàn xe tăng 47) của trung tướng xe tăng Hans Freiherr von Funck. Biên chế có:
    • Sư đoàn bộ binh 106 của đại tá Rintenberg, gồm các trung đoàn bộ binh 113, 230, 240; Trung đoàn pháo binh 107, Tiểu đoàn cơ giới 106; các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối và trinh sát.
    • Sư đoàn bộ binh 282 của thiếu tướng Hermann Frenking gồm các trung đoàn bộ binh 848, 849, 850, Trung đoàn pháo binh 282, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.
    • Sư đoàn bộ binh 320 của trung tướng Georg-Wilhelm Postel, gồm các trung đoàn bộ binh 585, 586, 587, Trung đoàn pháo binh 320, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.
  • Quân đoàn bộ binh 7 của trung tướng pháo binh Ernst-Eberhard Hell. Trong biên chế có:
    • Sư đoàn xe tăng SS "Totenkopf" của tướng SS Max Simon gồm các trung đoàn xe tăng SS 1, 2, 3 Totenkopf; Trung đoàn cơ giới "Thule", các trung đoàn pháo binh, pháo chống tăng, các tiểu đoàn súng cối, trinh sát, bộ binh mô tô.
    • Sư đoàn bộ binh 198 của thiếu tướng Alfred Kuhnert gồm các trung đoàn bộ binh 305, 308, 328; Trung đoàn pháo binh 235; Tiểu đoàn cơ giới 235, các tiểu đoàn súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.
    • Sư đoàn bộ binh 62 của thiếu tướng Louis Tronnier gồm các trung đoàn bộ binh 112, 179, 415, Trung đoàn pháo binh 162, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.

Tập đoàn quân 6 của thượng tướng Karl-Adolf Hollidt, đến ngày 8 tháng 4 được thay bằng trung tướng pháo binh Maximilian de Angelis, có các đơn vị cánh phải tham gia chiến dịch:

  • Quân đoàn bộ binh 52 của tướng Rudolf von Bünau, đến ngày 1 tháng 4 được thay thế bởi tướng Erich Buschenhagen. Biên chế có:
    • Sư đoàn bộ binh 384 của trung tướng Hans de Salengre-Drabbe gồm các trung đoàn bộ binh 354, 535, 536, Trung đoàn pháo binh 384, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.
    • Sư đoàn bộ binh sơn chiến 4 của trung tướng Julius Braun gồm các trung đoàn bộ binh sơn chiến 13, 91, 94; Trung đoàn cơ giới 94, Trung đoàn pháo binh; các tiểu đoàn súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.
    • Sư đoàn xe tăng 13 của trung tướng Hans Mikosch gồm các trung đoàn xe tăng 4, 66, 93; Trung đoàn pháo tự hành 13, Trung đoàn pháo binh 4; các tiểu đoàn súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.
    • Sư đoàn đổ bộ đường không 2 của thiếu tướng Hans Kroh gồm các trung đoàn dù 2, 6, 23; Trung đoàn cơ giới 2; Trung đoàn pháo tự hành 7, các tiểu đoàn súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.
  • Quân đoàn bộ binh 4 của thượng tướng xe tăng Erich Brandenberger. Trong biên chế có:
    • Sư đoàn xe tăng 24 của Trung tướng Maximilian Freiherr von Edelsheim, gồm các trung đoàn xe tăng 21, 24, 26; Trung đoàn pháo binh 89, Trung đoàn pháo tự hành 40, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 40, Tiểu đoàn chống tăng 24, Tiểu đoàn phòng không 283.
    • Sư đoàn bộ binh 9 của Trung tướng Frederick Hofmann, gồm các trung đoàn bộ binh 36, 57, 116, Trung đoàn pháo binh 9, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.
    • Sư đoàn bộ binh 17 của đại tá Otto-Hermann Brücker, gồm các trung đoàn bộ binh 21, 55, 95; Trung đoàn pháo binh 17, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.
    • Sư đoàn bộ binh 335 của trung tướng Siegfried Rasp, gồm các trung đoàn bộ binh 682, 683, 684; Trung đoàn pháo binh 335, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, pháo chống tăng và trinh sát.

Tập đoàn quân không quân số 4 của thượng tướng Otto Dessloh.

Tổng cộng các đơn vị gồm 22 sư đoàn (bao gồm 4 sư đoàn thiết giáp và 2 sư đoàn cơ giới hóa) với 400.000 quân. Trang bị gồm 450 xe tăng và pháo tự hành 3.500 đại bác và súng cối, 500 máy bay.

Tập đoàn quân 4 Romania (còn gọi là Cụm tác chiến Kirchner do trung tướng xe tăng Friedrich Kirchner, tư lệnh Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) chỉ huy, trung tướng Popesku (Romania) làm phó tư lệnh; tham gia giai đoạn ba của chiến dịch và các diễn biến sau đó. Tập đoàn quân được biên chế hỗn hợp các đơn vị Đức và Romania:

  • Quân đoàn bộ binh 6 (Romania) gồm các sư đoàn bộ binh 5, 13; các sư đoàn bộ binh 46 và 76 (Đức).
  • Quân đoàn bộ binh 5 (Romania) gồm các sư đoàn bộ binh Romania 1 và 4.
  • Quân đoàn bộ binh 1 (Romania) gồm các sư đoàn bộ binh Romania 6 và 20.
  • Quân đoàn bộ binh 7 Romania gồm các lữ đoàn bộ binh Romania 101, 102, 103.
  • Quân đoàn bộ binh 17 (Đức) gồm các sư đoàn bộ binh 3, 8 và quân biên phòng Romania.

Phương án phòng thủ

Khác với tướng Hans-Valentin Hube, tướng Otto Wöhler nhận thức được nguy cơ bị tấn công bất kỳ lúc nào cũng như thực trạng các sư đoàn của ông ta sau các trận đánh ở Korsun-Shevchenkovsky nên đã có cách bố trí quân hợp lý hơn Tập đoàn quân xe tăng 1. Theo chỉ dẫn của Thống chế Erich von Manstein, tướng Otto Wöhler chia mặt trận phòng ngự của Tập đoàn quân 8 thành bốn tuyến. Tuyến tiền tiêu gồm các cứ điểm phòng thủ dọc sông theo các con sông Gornyi Tikich và Bolsaya Vys. Cụm cứ điểm Uman là trung tâm chỉ huy của tuyến này. Tuyến thứ hai là tuyến chính, với 4 cụm cứ điểm và hơn 30 cứ điểm lẻ dọc sông Nam Bug với bốn trung tâm quan trọng là Vapnyarka, đầu mối đường sắt Kotovsk, Pervomaisk và Konstantinovka. Tuyến thứ ba dọc theo sông Dniestr, lấy Bălţi làm trung tâm chỉ huy với các cụm cứ điểm được chuẩn bị sẵn nếu phải rút về tại Mogilev Podolsk, Soroki (Soroca), Kamenka (Camenca), Rybnitsa, Orgeev. Tuyến cuối cùng là sông Prut với trung tâm phòng ngự tại Iaşi. Bốn tuyến phòng thủ này có thể làm chậm đà tấn công của quân đội Liên Xô để thực hiện một cuộc rút lui có kế hoạch nhằm bảo toàn những lực lượng còn lại của Tập đoàn quân 8 trong chờ tăng viện từ tuyến sau và từ nước Đức.[8]

Điểm yếu của kế hoạch này là nó mâu thuẫn với tình trang hao hụt quân số. Với cự ly giữa các tuyến phòng ngự từ 80 đến 120 km, cần phải có những binh đoàn xe tăng cơ động mạnh nhưng 2/3 số sư đoàn xe tăng của Tập đoàn quân 8 đã chuyển giao cho Tập đoàn quân xe tăng một trong thời gian diễn ra chiến dịch Korsun-Shevchenkovsky. Khả năng trở lại phía Nam của các sư đoàn này là rất khó và nếu có thì cũng không thể còn sức mạnh như ban đầu. Cự ly xa nhất nằm ở giữa mặt trận, đối diện với chỗ lồi Korsun trước đây đòi hỏi phải rải quân trên một tuyến dài để bảo vệ các đường giao thông trong khi Tập đoàn quân 8 đã mất khoảng 1/3 quân số sau các trận đánh ở Korsun-Shevchenkovsky. Độ dài của các tuyến phòng thủ lên đến trên 250 km mỗi tuyến cũng đòi hỏi một quân số lớn nếu không muốn giãn cách giữa các sư đoàn Đức rộng ra và trở thành chỗ hiểm để đối phương tấn công chia cắt. Vì thế, tướng Otto Wöhler không kỳ vọng nhiều vào các tuyến phòng thủ sát tiền duyên, kể cả khu vực Uman mà đặt hy vọng vào ba sư đoàn xe tăng của mình sẽ phối hợp với các sư đoàn xe tăng trên cánh trái của Tập đoàn quân 6 trong phòng ngự cơ động.[14]

Để lấp những lỗ hổng do thiếu quân số và phương tiện, trong kế hoạch phòng ngự ở hướng Tây Nam Ukraina, Quân đội Romania của chính quyền Ion Antonesscu được xem là các đơn vị có khả năng chiến đấu nhất trong các đồng minh Đông Âu của nước Đức Quốc xã. Cùng phòng ngự với Tập đoàn quân 8 (Đức) tại mặt trận có Tập đoàn quân Romania 4, còn gọi là Cụm tác chiến Kirchner do trung tướng xe tăng Friedrich Kirchner, tư lệnh Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) chỉ huy, trung tướng Popesku (Romania) làm phó tư lệnh. Tái lập sau khi bị đánh tan trong trận Stalingrad, tập đoàn quân này chịu trách nhiệm phòng thủ bên cánh trái của Tập đoàn quân 8 từ tuyến sông Dniestr đến tuyến sông Prut, tại biên giới Romania - Moldova và biên giới Moldova-Romania, bố trí xen kẽ với các đơn vị người Đức.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_Uman–Botoşani http://www.scribd.com/francis_ouseph/d/51414529-We... http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://9may.ru/17.04.1944/inform/m4465 http://militera.lib.ru/h/davtyan/04.html http://militera.lib.ru/h/dorogami_pobed/08.html http://militera.lib.ru/h/grylev_an/03.html http://militera.lib.ru/h/grylev_an/05.html http://militera.lib.ru/h/grylev_an/app.html http://militera.lib.ru/h/samsonov2/15.html http://militera.lib.ru/h/sb_crusade_in_rossia/03.h...